Xu hướng giáo dục mầm non mới hiện nay với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, từ đó phát triển những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; đây là cơ sở hình thành ở trẻ em mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn ở bên trong, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chính vì vậy xu hướng giáo dục mầm non mới tại Việt Nam đã được đề ra với những nhiệm vụ trọng tâm.
Xu hướng giáo dục mầm non mới của các quốc gia trên thế giới
Xu hướng giáo dục mầm non mới của Nhật Bản
Giáo dục mầm non Nhật Bản là những phương pháp rất mới chuẩn bị cho các em những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, ngoài ra còn hình thành hứng thú đối với việc đến trường, tăng khả năng sẵn sàng là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn phổ cập tiếp theo.
Đây là bộ phận quan trọng và nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ ươm mầm tài năng đất nước.
Xu hướng giáo dục mầm non mới của Singapore
Những năm học đầu tiên bước ra cuộc sống của trẻ là bước đệm đầu tiên trong hành trình hướng đến tương lai của trẻ, theo các chuyên gia giáo dục mầm non Singapore cho rằng việc chuẩn bị tốt cho trẻ những năm đầu đời sẽ tạo nên những bước ngoặt và sự thay đổi trong tương lai của trẻ.
Trẻ nhỏ luôn tò mò hiếu động nên chúng thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng và khám phá những thứ mới mẻ và sáng tạo bên ngoài.
Những kiến thức được học tập và trải nghiệm trong những năm đầu đời này có thể được củng cố hơn nữa bởi sự chăm sóc của người lớn. Với phương thức học tập chủ động trẻ tự do khám phá tìm tòi và sáng tạo điều này có thể đạt được sự phát triển tốt nhất qua cả việc chơi và học theo hệ thống trong một môi trường thú vị, lành mạnh.
Giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng là chuẩn bị cho trẻ trước một hành trình học tập suốt đời. Đối với một sự khởi đầu chắc chắn đã được chỉ ra, mục tiêu chính của giáo dục mầm non là để củng cố và phát triển sự toàn diện của trẻ.
Giáo dục trong những năm đầu được nhìn nhận là một sự chuẩn bị cho bậc học tiểu học. Là bước đệm cho sự chuẩn bị cho bậc học tiếp theo.
Hiện nay, xu hướng giáo dục của những nước phát triển thường có xu hướng tổ chức các hoạt động ngoài trời cũng như những các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực hành theo hướng phát triển tự do của từng trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo. Họ quan tâm đến phát triển nhận thức của trẻ hơn là giáo dục theo khuôn mẫu truyền thống. Phương hướng giáo dục hiện đại thống nhất quan điểm rằng: Trẻ học thông qua chơi và coi chơi là hoạt động chính của trẻ.
Một môi trường học tập giáo dục tốt không chỉ đơn giản là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi, mà còn phải là môi trường học tập có sự tương tác giữa các bé với nhau, với cô giáo, và cả thế giới bên ngoài.
Nền giáo dục mầm non hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi sáng tạo để giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Trường học còn là nơi giúp trẻ trải nghiệm những kỹ năng sống rèn luyện tính cách cho các em từ những việc nhỏ nhất như dạy cách tự chăm sóc bản thân, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, ăn uống, làm bài tập… dần dần các em sẽ quen hơn, quan trọng nhất là trẻ đã học được cách tự giác, đức tính tự lập
Xu hướng giáo dục mầm non mới của Hàn Quốc
Hiện nay, xu hướng giáo dục của những nước phát triển thường có xu hướng tổ chức các hoạt động ngoài trời cũng như những các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực hành theo hướng phát triển tự do của từng trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo. Họ quan tâm đến phát triển nhận thức của trẻ hơn là giáo dục theo khuôn mẫu truyền thống. Phương hướng giáo dục hiện đại thống nhất quan điểm rằng: Trẻ học thông qua chơi và coi chơi là hoạt động chính của trẻ.
Một môi trường học tập giáo dục tốt không chỉ đơn giản là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi, mà còn phải là môi trường học tập có sự tương tác giữa các bé với nhau, với cô giáo, và cả thế giới bên ngoài.
Nền giáo dục mầm non hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi sáng tạo để giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Trường học còn là nơi giúp trẻ trải nghiệm những kỹ năng sống rèn luyện tính cách cho các em từ những việc nhỏ nhất như dạy cách tự chăm sóc bản thân, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, ăn uống, làm bài tập… dần dần các em sẽ quen hơn, quan trọng nhất là trẻ đã học được cách tự giác, đức tính tự lập.
Xu hướng giáo dục mầm non mới của Anh
Để trẻ tự do và thoải mái vui chơi là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn mầm non theo chương trình nền tảng giáo dục quốc gia của Bộ Giáo dục Anh. Thông qua quá trình vui chơi, trẻ có cơ hội khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh, từ đó học được cách sống sự chia sẻ, giao tiếp hòa đồng và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Hệ thống chương trình học nền tảng của Anh gồm 6 lĩnh vực học tập và phát triển, chương trình học được thiết kế để trẻ vừa chơi vừa học nhằm khơi dậy và phát triển tối đa thể chất, trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Chương trình học tập của trẻ được chia thành 3 mảng chính gồm giao tiếp và ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển cá nhân xã hội và cảm xúc; 3 mảng khác là phát triển gồm toán học, hiểu về thế giới, nghệ thuật thể hiện và thiết kế. EYFS được áp dụng và thành công không chỉ tại Anh mà còn ở nhiều nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Xu hướng giáo dục mầm non mới của Mỹ
Các nhà trẻ và trường mẫu giáo tại Hoa Kỳ luôn luôn tràn ngập sách và đồ chơi. Giáo viên ở các trường mầm non dạy trẻ biết cách đánh vần, biết đọc sách hay để các cháu hiểu về các môn khoa học đời sống, kỹ thuật, nghệ thuật…
Ngoài ra là các kĩ năng mềm được cô chỉ bảo bảo vệ bản thân, cách tự chăm sóc đảm bảo vệ sinh sức khỏe. Từ đó các chương trình cũng phải có sự học tập đổi để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ Nhà trường đào tạo nhiều giáo viên giỏi với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, dạy trẻ, giữ trẻ và yêu trẻ.
Xu hướng giáo dục mầm non mới của New Zealand
Ở New Zealand học không cho rằng các trường mầm non chỉ đơn thuần là nơi giữ trẻ khi bố mẹ vắng nhà. Họ nhận thức rõ độ tuổi từ 0-6 là quãng thời gian cho sự phát triển toàn diện nhân cách và tâm lí con trẻ.Ngành giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là lớp mầm đầu tiên trong hệ thống giáo dục, Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình học tập tiên tiến sẽ là nền tảng cơ sở sau này của trẻ.
Dường như trẻ em New Zealand là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian, vì các con được lớn lên trong một môi trường tự do, có thể phát triển một cách tự do và vui vẻ, để thỏa sức tìm tòi, khám phá tự phát triển năng lực cá nhân, và để khai phóng trí tuệ tạo nên những giá trị riêng biệt của bản thân mình. Ở New Zealand trẻ được tôn trọng và học cách thể hiện sự tôn trọng với người khác và với thiên nhiên xung quanh mình
Xu hướng giáo dục
mầm non mới của Canada
Nền giáo dục mầm non Canada hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi sáng tạo để giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Những năm trở lại đây, chính phủ Canada luôn có những chính sách tạo điều kiện ưu ái với giáo dục mầm non như: giảm mức học chi phí thấp để thu hút những sinh viên giỏi theo học lĩnh vực giáo dục mầm non; tăng cường nghiên cứu cải tiến, hướng đến việc xây dựng một nền tảng vững chắc về mọi khía cạnh phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời lớp mầm đầu tiên của trẻ.
Sự tiếp cận xu hướng giáo dục mới trên thế giới vào Việt Nam hiện nay
Xu hướng giáo dục mới ở Việt Nam đang có nhiều sự thay đổi học tập và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nước bạn với những chính sách cụ thể như sau:
Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non. Đây là 1 nhiệm vụ suyên suốt cần thiết và đòi hỏi nhà nước phải làm ngay và làm có hiệu quả.Tăng cường quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác,nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Biết rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non,phối kết hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.
Xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí các cấp thật sự có trình độ chuyên môn vững vàng và năng lực về quản lí phù hợp với vị trí quản lí
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí hành chính Nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lí GDMN
Xây dựng cơ sở vật chất thích hợp cho GDMN theo hướng phù hợp với điều kiện vùng,miền
Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non Nhà nước phải tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, liên kết với 1 số nước, các tổ chức quốc tế đầu tư nghiên cứu phát triển giáo dục mầm non.
Kết luận
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có những năng lực và hoàn cảnh khác nhau. Nếu muốn giáo dục mầm non phát triển thì phải làm cho trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nghĩa là trẻ vui khi đến trường và khi về nhà thấy nhớ trường… Giáo dục mầm non đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc, và giáo dục trẻ; toàn diện về thể chất, tình cảm kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; liên thông giữa các độ tuổi và với giáo dục tiểu học.
Nguồn: Sưu tầm