Nhiều bậc làm cha mẹ luôn lo lắng mỗi khi bé lười ăn, biếng ăn, khảnh ăn uống và không chịu ăn. Cha mẹ đã làm rất nhiều cách, lựa chọn các loại thức ăn phù hợp đối với bé nhưng kết quả vẫn thật sự không khả quan, khiến tình trạng ngày càng kéo dài ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe cân nặng của bé. Vậy cha mẹ phải làm gì khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân đây?
Ở lứa tuổi từ 2 đến 3 tuổi trẻ đang chững lại chính vì thế mà trong giai đoạn này có rất nhiều bé có cảm giác chán ăn không thèm ăn bất cứ một thứ gì cả. Hoặc cũng có thể do một vài nguyên nhân dưới đây khiến trẻ biếng ăn và lười ăn như :
Trẻ biếng ăn vì kén ăn
Con cảm thấy áp lực khi bị bón và ép ăn nhiều
Bé bị dị ứng thức ăn
Cảm thấy ăn không ngon miệng ( đây là lúc mẹ cần phải xem lại việc chế biến món ăn của mình sao cho phù họp với khẩu vị của con )
Trẻ bị rối loạn ăn uống
Bé quá mệt để ăn ( ví dụ như sau một ngày dài vui đùa bé ckoong còn tâm trí để ăn ) nến bé không thể ăn gì
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỊ TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM TĂNG CÂN
Hãy để trẻ đói
Đối với nhiều trẻ mỗi bữa ăn thực sự là một cuộc chiến, đặc biệt ở những bé lười ăn Trẻ không có tâm thế ăn mà luôn sợ hãi cho rằng ăn là một công việc ép buộc. Chính vì thế mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ thật sự khó khăn giữa cả bé và mẹ. Ngoài ra mẹ hãy sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ, tránh cho trẻ uống nước trước bữa ăn gây đầy bụng và no trước khi ăn.
Bên cạnh đó nhiều bé thường có thói quen ăn vặt. Nhiều bố mẹ thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Cha mẹ hãy hạn chế tối đa việc ăn vặt đặc biệt là khi chuẩn bị bữa ăn chính.
Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,… trước giờ ăn. Vừa tăng cường sức khỏe, cơ thể dẻo dai lại giúp bé tăng nhu cầu ăn uống hơn.
Hãy để trẻ tự lập, tự giác trong việc ăn uống
Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem hoạt hình, băng đĩa, chơi đồ chơi, đi ăn rong khắp nơi để bón. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, khóc và lâu dần sẽ trở nên ám ảnh khi ăn
Không nên bắt ép con ăn quá nhiều. Mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, hãy để bé được dừng ăn.
Khi bé đã đủ lớn hãy để bé được tự ăn, tự xúc thìa, tự chọn món ăn , ngồi ăn chung cùng gia đình chứ không phải ăn trước như khi còn nhỏ.
Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Nhiều cha mẹ thường có thói quen bắt con ăn quá nhiều. Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột, thời gian thường kéo dài. Điều này khiến thức ăn không còn ngon, vữa và mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng càng khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, lại chuẩn bị một bữa ăn tiếp theo.
Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên dừng lại và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
Lên thực đơn phong phú
Cha mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu của lứa tuổi, đủ về số lượng và đảm bảo dinh dưỡng về các chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, canxi, vitamin B6, magie,…. đây là các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ, đối với trẻ bị thiếu hụt canxi ngủ chập chờn và dễ bị giật mình tỉnh giấc.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất còn giúp các bé làm dịu thần kinh, nghỉ ngơi, thư giãn cơ bắp, giảm sự căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ. Các loại vitamin này còn giúp huyển hóa chất béo, chất đạm và cacbonhydrat giảm tình trạng mệt mỏi quấy khóc ở trẻ. Để tăng cường các loại vitamin này, mẹ nên lựa chọn các ản phẩm rau củ quả hay thịt tươi sống để lượng vitamin được giữ lại cao nhất. Tránh các sản phẩm ăn nhanh hay đồ đông lạnh đóng gói.
Hãy khen ngợi và động viên con
Mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Cha mẹ cũng có thể mua cho con những loại bát đĩa được trang trí đẹp mặt để tăng tính tò mò thích thú trong việc ăn uống của con.
Với cách này, giống như tặng đến bé một món quà, một lời khen động viên bé. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ ngoan hơn ăn những đồ ăn mà mẹ giao cho, có ý thức trong việc ăn uống hơn. Mỗi lần bé ăn ngoan, hãy khen ngợi bé, hoặc tặng bé một phần thưởng, có thể chỉ là một câu động viên, khen ngợi, một miếng dán bé ngoan.hay một món quà mà bé thích….
Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.
Kết luận
Đối với những gia đình có bé lười ăn thì việc chăm con thực sự là khó khăn đối với các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên nếu như có những biện pháp chăm sóc khoa học hợp lí,…. thì việc chăm con sẽ trở nên dễ dàng và nuôi con không còn là cuộc chiến nữa các mẹ nhé! Mong rằng với những kiến thức trong phạm vi bài viết này đã giúp cha mẹ có thêm những kiến thức trong quá trình chăm sóc con yêu nhé!
Nguồn: Sưu tầm