Đa số trẻ nhỏ rất sợ tiếp xúc với người lạ, chúng thường có xu hướng thích chơi và bắt chuyện với những người quen. Ở nhiều trẻ còn quấy khóc, giằng co tâm lí và nhất quyết không chịu đến trường mẫu giáo. Nhưng có một số trẻ, lại có tính cách lì lợm, hay độc chiếm trò chơi, thích chơi một mình, không chịu chơi, hòa nhập chung cùng các bạn khác. Vậy làm thế nào để giúp trẻ đi mẫu giáo lần đầu hòa nhập vui chơi với các bạn đồng trang lứa đặc biệt là tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè trong cùng một lóp ở độ tuổi đến trường
Cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc
Ngoài các bạn bè đồng trang lứa ở lớp học, nhà trường thì bố mẹ chính là những người bạn gần nhất của con cái. Bố mẹ hãy dành thời gian cho con nhiều hơn, cùng con xem một bộ phim, cùng con làm việc nhà, để cùng con chia sẻ mọi vấn đề xảy ra thường ngày trong cuộc sống
Cha mẹ giống như những người thầy đầu tiên dạy con những bài học đầu tiên trong đời giúp con hiểu được các vấn đề của cuộc sống, các giá trị đạo đức và nhân văn, tư duy hay quan sát, nhìn nhận và đánh giá. Đừng bắt con phải theo một khuân khổ nào cả, phải học cái này cái kia. Hoặc nhồi nhét quá nhiều vấn đề về kiến thức học hành. Đây là độ tuổi học mà chơi, chơi mà học nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Nhiều cha mẹ thấy trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc thường sợ hãi mà có suy nghĩ cho trẻ lùi lại không cho trer học sớm mà học muộn lại 1 năm, đây là suy nghĩ cực kì sai lầm và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Bác sĩ Anh Nguyễn cho biết, suy nghĩ này chưa đúng. Dù có lùi bao lâu đi chăng nữa thì khi trẻ đến lớp lần đầu đều phải trải qua giai đoạn “áp lực” này. Lùi thời gian không mang ý nghĩa giải quyết câu trả lời, mà cha mẹ nên tiến lên và bước đi. Dù sớm hay muộn thì cha mẹ con cũng phải đối mặt và trải qua nó như 1 sự cần thiết cho sự phát triển. Nên làm sớm để trẻ nhận được những lợi ích mà việc đi học mẫu giáo mang lại.
Cha mẹ phải làm gì để giải quyết nỗi lo sợ trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc
Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi cùng các bé khác. Nếu ở nhà bố mẹ hãy cho trẻ với các bạn hàng xóm, cùng chơi đồ chơi, cùng thi ăn hay các hoạt động ngoài trời khác. Giúp chúng hòa nhập và các bé sẽ thích thú vui chơi cùng nhau trở nên tự tin hơn, tạo thói quen chơi chung và kĩ năng giao tiếp cộng đồng. Ngoài ra bố mẹ có thể cho con tham gia các câu lạc bộ, các lớp học năng khiếu của bé như là học piano, nhạc,vẽ, bale, kiếm,…. tùy vào khả năng và năng khiếu của mỗi bạn.
Để ý đến hành động và thái độ của con
Hãy để con thấy rằng việc chơi chung cùng bạn bè thú vị như thế nào. Cha mẹ cũng có thể mời bạn bè của mình đến tổ chức ăn uống hoặc các buổi tiệc tùng để chúng cũng cảm thấy thoải mái và cũng muốn chơi với bạn bè như người lớn như thế. Từ đó để trẻ thấy thú vị, hứng thú và tự nhiên hình thành việc tự tin chơi và nói chuyện cùng các bạn. Đặc biệt, đối với những trẻ có biểu hiện của tự kỷ. Cha mẹ cần nhiều thời gian hơn, kiên nhẫn hơn để giúp chúng mở lòng hơn.
Quan sát trẻ
Hãy quan sát thái độ của trẻ, và giải thích cho trẻ về việc không nên đánh bạn, hay cướp đồ của bạn… Để con có thái độ của con với các bé khác một cách kiên nhẫn để định hình tính cách cho con và giúp con hòa đồng với các bạn hơn. Ngoài ra hãy kết hợp với cô giáo trong trường để giúp bé hòa nhập hơn. Ví dụ như nếu như hôm nay ở lớp ngoan không trêu bạn được cô giáo khen thưởng có thể bố mẹ hãy tặng bé một phần thưởng nào đó để khích lệ tinh thần bé.
Khen ngợi bé tạo động lực
Hãy khen ngợi bé để bé có động lực chơi đùa, khuyến khích chơi với các bạn đồng trang lứa của chúng. Bố mẹ có thể khen chúng hôm nay đã làm rất tốt công việc được giao, hay ăn thi với bạn hôm nay giỏi quá,…. để chúng có thêm động lực và thấy thích thú, vui vẻ. Nếu như trẻ quá khép mình thì lâu dài sẽ khiến trẻ có thể bị giao tiếp khó khăn, ít giao lưu, làm châm khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển các kĩ năng xã hội khác
Hãy để bé yên tâm là cha mẹ sẽ quay trở lại đón bé
Hãy để con biết là cha mẹ sẽ quay lại đón bé. Nhiều bé có nỗi lo sợ rằng không biết khi nào cha mẹ quay lại đón vè nhà. Cha mẹ hãy dẫn con đến trường, hôn và chào tạm biệt bé 1 lần và dặn con học ngoan cha mẹ sẽ đến đón sớm và nói với cô giáo để tạo sự tin tưởng cho bé “Chị sẽ đón bé sớm nhé! Điều này bé sẽ tự điều chỉnh là “mẹ đã xác nhận quay lại”. Lưu ý là những tuần học đầu tiên cha mẹ nên đón con về sớm nhé!
Việc trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc phải xa rời vòng tay bố mẹ quấy khóc, không hòa nhập với ban bè thầy cô, trường lớp là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế cha mẹ hãy có những phương pháp dạy trẻ đúng đắn kết hợp cùng với nhà trường để có những cách thức giúp bé yêu nhà mình mau chóng hòa nhập làm quen với môi trường lớp học nhé!
Nguồn: Sưu tầm