Bố Mẹ Có Thể Dạy Con Kiên Nhẫn Như Thế Nào?

Bố Mẹ Có Thể Dạy Con Kiên Nhẫn Như Thế Nào? - Mầm Non Hải Yến - Trương Định

“Mẹ ơi, khi nào mình đi được? Mẹ ơi, đến giờ chưa? Mẹ! Con CHÁN quá!!! Mẹ ơi, chị lấy áo của con… Nếu bạn phải liên tục nghe những điều ấy, có lẽ bản thân bạn cũng mất kiên nhẫn giống con luôn

🏆 Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất quan trọng, giúp mình có được thứ mình muốn dù phải mất bao thời gian, sức lực đi nữa. Trẻ em không tự nhiên sinh ra với lòng kiên nhẫn. Khi con cần cái gì là cần luôn lúc đó. Ngay cả người lớn chúng ta, cũng có những lúc phải “đấu tranh”, nản lòng vì mãi vẫn chưa thấy kết quả

⛅️ Trong khi ấy, chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó mọi thứ khá sẵn có, từ đồ ăn nhanh, giao hàng nhanh, tìm kiếm được thông tin chỉ sau một vài lệnh đơn giản trên Google,… Nghe có vẻ thật tuyệt nhưng tất cả “sự nhanh chóng” này dễ khiến cả con, cả mình mất kiên nhẫn

Thay vào đó, những đứa trẻ học được rằng mình cần phải làm thì mới có được thứ mình muốn hay biết cách trì hoãn những gì hài lòng tạm thời sẽ có cơ hội đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai. Vì họ biết tập trung vào mục tiêu của mình hơn, sẵn sàng đối mặt với thử thách và giá trị của thời gian mình bỏ ra.

🌺 BỐ MẸ CÓ THỂ DẠY CON KIÊN NHẪN NHƯ THẾ NÀO?

Không bao giờ là quá sớm để hình thành cho con tính kiên nhẫn, ngay cả khi con mới chỉ chập chững biết đi. Khi bạn bắt đầu từ sớm, con cũng sẽ có cơ hội được “giác ngộ” sớm hơn và có nhiều thời gian để luyện tập hơn. Dưới đây là một số mẹo mà chúng mình nghĩ có thể giúp được bố mẹ:

🍀 Thực hành cho con thấy thế nào kiên nhẫn

Thật không dễ để trẻ vừa gọn gàng và sẵn sàng ra khỏi nhà đúng giờ trước giờ đi học hay trước bất kỳ một buổi hẹn nào. Vậy nên chính những tình huống như thế sẽ là điều rất quan trọng để bạn “thực hành” cho con thấy kiên nhẫn là như thế nào, để từ đó con có được ví dụ cho mình.

Bố Mẹ Có Thể Dạy Con Kiên Nhẫn Như Thế Nào? - Mầm Non Hải Yến - Trương Định
Trồng cây là một trong những việc giúp trẻ kiên nhẫn hơn

🍀 Tập cho con chờ từng chút một

Tìm kiếm cơ hội để con có cơ hội được chờ thứ mình muốn. Bố mẹ có thể bắt đầu để con chờ một khoảng thời gian ngắn như 1 hoặc 2 phút và đặt đồng hồ bấm giờ, con sẽ dần sớm hiểu khái niệm chờ đợi là như thế nào. Và khi con bắt đầu hiểu được rõ hơn, bạn có thể tăng dần khoảng thời gian con đợi hơn một chút để rèn luyện cho con sự kiên nhẫn.

🍀 Duy trì một thái độ đúng đắn

Mặc dù rất khó nhưng khi bạn làm mẫu cho con về sự kiên nhẫn thì đừng quên thể hiện mình đang điềm tĩnh, mỉm cười và giải quyết những vấn đề không mong muốn bằng một thái độ tích cực, thậm chí bạn có thể hỏi ý kiến của trẻ để cùng trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. Ngược lại nếu mình thể hiện thái độ bực bội, khó chịu thì con cũng sẽ rất dễ học theo bạn những hành động đó và trở nên mất kiên nhẫn.

🍀 Tận dụng việc lắng nghe

Khi con phàn nàn rằng con thà chơi hay làm cái gì khác hơn là ngồi đợi, bạn có thể để con được nói về cảm xúc của mình từ lo lắng, căng thẳng để con có thể giải tỏa được phần nào cảm xúc và dần lấy lại được bình tĩnh hơn.

🌵 Khuyến khích con có những giải pháp thay thế

Nếu bạn biết được rằng mình cùng con sẽ phải chờ một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm cụ thể thì bạn có thể mang theo cho con một vài vật dụng con thích để con có thể làm, để giải trí như sách tô màu, trò chơi… để khoảng thời gian chờ đợi trở nên thú vị hơn.

🌵 Ghi nhận sự kiên nhẫn của con

Kiên nhẫn là một kỹ năng nên nó cần rèn luyện qua một khoảng thời gian, vậy nên bất kỳ khi nào con thể hiện được sự kiên nhẫn thì bạn cần thừa nhận, khen ngợi để khuyến khích con làm lại. Ví dụ con thể vui chơi, không quấy khóc khi phải chờ thì bạn có thể khen con rằng bạn thấy vui vì con đã cùng ngồi chờ với bạn.

☘️ Tận hưởng những hoạt động chậm rãi

Một số những hoạt động mà chúng mình giới thiệu cho bố mẹ dưới đây thực sự sẽ đem lại cảm giác chậm rãi, cần nhiều thời gian để có được kết quả như mong đợi. Bởi vậy, bố mẹ tránh đưa cho con các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng để “giết thời gian”, mặc dù nó có thể đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, con có thể sẽ không mè nheo nữa nhưng khi không có các thiết bị ấy thì con hay cả bản thân bố mẹ sẽ phải làm gì để con bình tĩnh hơn.

Hiểu được điều gì “kích hoạt” sự mất kiên nhẫn của con

Con bạn có thấy khó khăn khi chờ đến lượt của mình? Con có thấy thất vọng khi tập một cái gì đó mới? Con có bị nản lòng bởi những câu đố hóc búa mà mãi không tìm ra giải pháp?… Khi bạn biết được điều gì khiến con mất kiên nhẫn, bạn có thể cùng con tìm ra cách điều chỉnh. Ví dụ, con thấy nản khi làm một hoạt động mới, bạn có thể kiên nhẫn chỉ cho con cách làm đúng.

Xem tiếp: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP RÈN LUYỆN SỰ KIÊN NHẪN CỦA TRẺ BA MẸ NÊN BIẾT

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon